Dù bạn là ai, dù còn đi học hay đã đi làm thì việc thương lượng và đàm phán vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống. Tuy nhiên, để có một cuộc đàm phán thành công quả thực không đơn giản, đòi hỏi người đàm phán phải có những kỹ năng và sự tinh ý nhất định.

Dưới đây là những nội dung bạn cần biết về đàm phán thương lượng. Tuy nhiên để hiểu cách thương lượng khi đi mua nhà thì chúng ta cần phải biết nó là gì.

1/ Thương lượng đàm phán là gì?

Thương lượng đàm phán là quá trình tham gia của hai hay nhiều bên nhằm mục đích thảo luận, trao đổi những lợi ích hoặc giải quyết những mâu thuẫn hướng tới sự cân bằng lợi ích giữa các bên và bảo đảm lợi ích tối thiểu của mỗi bên.

2/ Khi nào cần đàm phán thương lượng?

Quá trình đàm phán đơn giản nhất thường gặp trong đời sống là trả giá về một mặt hàng như quần áo, thức ăn,… Bạn biết được giá cả chính xác của món hàng đó, hoặc bạn nghĩ nó rẻ hơn giá đang niêm yết, nên bạn quyết định trả giá để đảm bảo lợi ích về phía bạn. Dĩ nhiên, họ sẽ vui lòng bán hàng nếu họ vẫn còn lời còn bạn thì được món hàng đó và tiết kiệm được một ít tiền. Đây xem như là cuộc đàm phán cơ bản thành công rồi đấy!

đứng trước nhiều lựa chọn thuê nhà nhưng rất khó để sinh viên biết các đàm phán thương lượng

Quá trình“trả giá” phức tạp hơn thường gặp ở thuê nhà và mua bán bất động sản. Ở đây, không còn là sự trả giá nữa mà đã bước đến ngưỡng đàm phán thương lượng thật sự. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải có sự chuẩn bị kỹ càng, khảo sát để có mặt bằng chung về giá cả, đồng thời còn phải khảo sát cả chủ của bất động sản đó là người như thế nào (là người chủ thật sự của bất động sản đó hay chỉ là “cò đất” – người môi giới), làm ăn có đàng hoàng không. Cuối cùng là đàm phán trên hợp đồng thuê, hợp đồng mua bán, phần này khá phức tạp, các bạn cùng theo dõi ví dụ này:

Bạn tìm thấy một ngôi nhà bạn rất ưng ý và quyết định thuê, khi đó bạn cần phải ký hợp đồng.

Hợp đồng thuê nhà:

Bên A (người cho thuê)1.      Thời hạn: 10 năm
2.     Giá cả: 72 triệu/ năm sau mỗi năm tăng giá lên 10% so với năm trước.    
3.   Không chịu trách nhiệm về hư hỏng cơ sở hạ tầng.
4.     Nếu huỷ hợp đồng trước thời hạn phải bồi thường gấp đôi số tiền của những năm còn lại
Bên B (người thuê nhà)
1.      Vì thuê lâu dài nên đồng ý
2.      Đồng ý, 72 triệu nằm trong khả năng chi trả.
3.      Đồng ý, tôi có thể tự sửa được4.      Vì thuê lâu dài nên tôi đồng ý

Đây là một ví dụ rất điển hình, giả sử bạn là người thuê nhà:

  • Về thời hạn 10 năm, bạn đồng ý thì không hợp lý lắm! Tại vì số tiền thuê nhà ở điều khoản 2 sẽ tăng lên theo thời gian hơn nữa ở điều khoản thứ 4 cũng rất bất lợi cho bạn. Bạn nên đàm phán lại chỉ thuê trong 5 năm sau đó tiếp tục ký hợp đồng nếu còn nhu cầu.
  • Về giá cả thì bạn không thể đồng ý được! Vì ở đây có một phép toán mà ít ai để ý, đó là “sau mỗi năm tăng lên 10%”. Điều này nghĩa là: Năm thứ nhất bạn phải trả: 72 triệu, năm thứ 2 bạn phải trả: 79.2 triệu, năm thứ 3 bạn phải trả 87.12 triệu, năm thứ 4 bạn phải trả 95.83 triệu, năm thứ 5 bạn phải trả: 105.42 triệu, năm thứ 6 bạn phải trả: 115.96 triệu,… năm thứ 10 bạn phải trả: 170 triệu! Đây là một điều kiện vô cùng bất lợi cho bạn! Chỉ trong 10 năm, giá thuê nhà tăng lên gần 100 triệu! Do đó nếu bạn thuê trong 5 năm thì sẽ ổn hơn và bạn nên thỏa thuận là hoặc là thuê 5 năm nguyên giá hoặc là chỉ tăng 2% – 5% sau mỗi năm.
  • Bạn phải đàm phán về việc cơ sở hạ tầng này. Thực tế bạn dễ dàng thương lượng được: mỗi bên chịu 50% về tổn thất cơ sở hạ tầng.
  • Điều khoản thứ 4. Điều này ăn chịu rất lớn với điều khoản số 1! Do đó số năm thuê nhà trở thành yếu tố quyết định, thuê trong thời gian ngắn sẽ đảm bảo ít rủi ro hơn.

Ngoài ra, còn rất nhiều việc bạn phải đàm phán như đàm phán lương, thăng chức, điều khoản hợp tác,… Mình sẽ chia sẻ ở các bài viết sau.

Trên đây chỉ là mặt nổi của một cuộc đàm phán, để có một thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho bạn bạn cần biết một số điều làm nên cuộc đàm phán thành công.

Đàm phán là một kỹ năng cực kì cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc

3/ Những điều cơ bản nhất quyết định đến một cuộc đàm phán thành công

  • Chuẩn bị thật kỹ những tài liệu liên quan.

Về hồ sơ pháp lý, khả năng chi trả của bạn, thông tin về căn nhà, điểm thuận lợi và bất lợi về vị trí của căn nhà. Bạn nên trao đổi ở quán café quen thuộc hay nhà riêng chứ đừng trao đổi ở ngay căn nhà mà bạn muốn thuê, vì thế này bạn có lợi thế hơn.

  • Tìm hiểu về bên mà bạn sắp đàm phán.

Những lần cho thuê trước, phản hồi từ những người cho thuê cũ, những mối quan hệ của họ,…

  • Tự tin.

Khi bên đàm phán thấy bạn thiếu tự tin thì đồng nghĩa họ đã nắm được điểm yếu của bạn ở một mặt nào đó và họ sẽ đánh vào chỗ đấy để lợi ích nghiêm về phía họ. Giả sử bạn rất thích ngôi nhà đó, bạn thích ra mặt luôn thì người ta dễ ép giá bạn hơn! Hãy giữ sự tự tin kiểu như “Ok, nếu giá cả không hợp lý tôi sẽ đi tìm căn nhà khác!”.

  • Đàm phán để mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Đây là điều quan trọng nhất. Nếu bên bán thấy bạn có nhã ý mang lại lợi ích cho hay bên thì họ sẽ sẵn lòng nới lỏng các điều khoản một chút để đáp lại thành ý của bạn. Đây được xem là cách đàm phán bền vững nhất!

4/ Kết luận

Bạn đã từng trả giá cho một con cá mớ rau thì bạn cũng có thể trả giá cho một mảnh đất, căn nhà. Đỉnh cao của trả giá đó chính là sự thương lượng đàm phán. Hi vọng qua bài viết ngắn này bạn có thể hiểu thêm về việc đàm phán, có thể thương lượng giá cả và các điều khoản khi thuê nhà.

Chúc bạn thành công!