Việt Nam trong nhiều năm qua đang trở thành thiên đường mới của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế. Tính tới 20/04/2020 (4 tháng đầu năm), tổng vốn FDI đã đạt 12.33 tỷ USD dù đang hứng chịu khủng hoảng từ Covid-19.

Số vốn trên bằng 84.5% so với 4 tháng đầu năm 2019, nhưng tăng 52.3% so với 2018, 16.4% so với 2017 và 79% so với 2016.

Con số trên cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng tốt hơn nữa trong tương lai gần.

Song song với nguồn vốn ngoại, lượng người nhập cư có công việc tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Kèm theo đó là bài toán nhu cầu nhà ở ngày một cấp bách của họ.

Kéo theo, là nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc có nên nới “room” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Vậy góc nhìn về điều này như thế nào, bạn sẽ đứng về ý kiến NÊN hay KHÔNG NÊN? Mời xem qua bài viết dưới đây nhé!

1. Người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam từ năm nào?

Vấn đề cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được thí điểm lần đầu từ 2007. Nhưng phải thỏa cả 3 điều kiện quy định thời đó nên không tạo được nhiều hấp dẫn.

Nhiều yêu cầu đưa ra nếu người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam

Cho đến Luật Đất Đai 2013, thì quy định trong Điều 5, người nước ngoài được phép mua nhà thuộc các trường hợp:

  • Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật.

Vấn đề này cũng được cập nhật trong Luật Nhà Ở 2014, chương IX: Quyền Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam Của Tổ Chức, Cá Nhân Nước Ngoài. Bao gồm:

  • Điều 159: Đối tượng được sở hữu và hình thức sở hữu.
  • Điều 160: Điều kiện tổ chức, cá nhân được sở hữu.
  • Điều 161: Quyền của chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
  • Điều 162: Nghĩa vụ của chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Trong đó, khoảng 1 Điều 159 quy định đối tượng tổ chức, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài. Quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ( gọi chung là tổ chức nước ngoài).
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Đi song song là một điều kiện khác: danh mục xác định cụ thể “các dự án đầu tư Bất Động Sản không cho phép người nước ngoài sở hữu” do Sở xây dựng công bố công khai.

Đồng thời, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà dự án thuộc các chủ đầu tư xây dựng nhà ở.

Với quy định không quá 30% số căn trong một tòa nhà chung cư, hay không quá 250 căn trong một khu dân cư tương đương cấp phường. Sở hữu trong 50 năm, và được gia hạn 50 năm nữa khi có nhu cầu, tức tổng thời hạn quyền sở hữu là 100 năm.

Kèm theo đó là các quy định khác về giới hạn quyền thừa kế, nhận tặng, cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

Với việc đáp ứng hàng loạt các thủ tục bên trên, cùng với việc không đồng nhất giữa Luật Đất Đai 2013 và Luật Nhà Ở 2014 nên việc mua nhà tại Việt Nam còn rất nhiều rào cản, chưa thực sự dễ dàng.

Từ khi đưa vào áp dụng với Luật Đất Đai 2013 làm nền tảng, và Luật Nhà Ở 2014. Thống kê tới cuối 2019, đã có gần 800 người nước ngoài bao gồm các cá nhân, tổ chức đã mua được nhà tại Việt Nam.

Thực tế tình hình nhu cầu người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Người giàu Hàn Quốc rất thích đầu tư bất động sản tại Việt Nam

Nếu nói về thực tế nhu cầu mua nhà của người nước ngoài, thì con số đó gấp nhiều lần so với con số khiêm tốn 800 người ở trên.

Trong một thống kê tham khảo, hiện Việt Nam đang là điểm đầu tư bất động sản ưu thích của người nước ngoài. Tập trung tại Thành Phố Hồ Chí Minh, khi chiếm 70% nhu cầu. Và chủ yếu ở các khu đô thị mới như Thảo Điền, Thủ Thiêm của Quận 2, Phú Mỹ Hưng của Quận 7.

Mặc dù con số đưa ra không chính thức. Nhưng dòng khách từ Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm 89% các giao dịch nhà ở với người nước ngoài trong năm 2019.

Trong một ví dụ khác điển hình hơn về tiềm năng thị trường bất động sản Việt Nam trong con mắt người nước ngoài.

Tờ The Korea Times đã trích dẫn báo cáo của Korean Wealth Report 2019 thuộc viện nghiên cứu tập đoàn tài chính KB cho thấy thị trường Việt Nam dẫn đầu các thị trường nước ngoài tiềm năng nhất.

Có hơn 57.1% trong 400 người sở hữu tài sản trên 1 tỷ WON muốn đầu tư vào Việt Nam.

Cá nhân và doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tưu xấp xỉ 56,1 triệu USD vào Việt Nam trong giai đoạn 2018.

Và chưa kể ở hiện tại, những phản hồi tích cực từ cộng đồng quốc tế trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19 của Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia đã dự đoán, nhu cầu nhà ở của nhóm Việt kiều, người nước ngoài sẽ còn tăng cao hơn nữa khi dịch kết thúc.

2. Quan điểm “nới room” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

“Nới room” cho người nước ngoài mua nhà có phải điều tốt?

Tỉ lệ đồng ý giữa hai quan điểm này chưa bao giờ giảm sức nóng khi tranh luận. Nhất là dạo gần đây, phân khúc cao cấp, siêu cao cấp đang hứng chịu “tổn thương lớn” từ cuộc khủng hoảng của virus Corona. Thì quan điểm “nới room” cho người nước ngoài 1 lần nữa, lại được đề cập.

Cùng điểm qua các lợi ích nếu “nới room” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, như sau:

2.1. Kích cầu phân khúc cao cấp hậu khủng hoảng Covid-19

Covid-19 được thế giới xếp hạng là 1 trong 3 cuộc khủng hoảng có thể làm thay đổi phần lớn thói quen của con người. Và kèm theo đó, là mức độ ảnh hưởng trầm trọng với nhiều tầng lớp, nhu cầu tiêu xài khác nhau.

Một trong những vấn đề ảnh hưởng tới bất động sản. Chính là tính thanh khoản của phân khúc căn hộ cao cấp, siêu cao cấp tại khu vực trung tâm. Nơi đang có mức giá trung bình từ 5.500 – 6.500 usd/m2, và không hề dễ sở hữu với phần lớn người Việt.

Covid-19 đang có ảnh hưởng tới phân khúc cao cấp?

Nhưng điều này lại không phải vấn đề với các nhà đầu tư ngoại quốc, những người đánh giá cao tiềm năng của bất động sản Việt Nam. Thị trường Việt Nam cũng đang có lợi thế lớn, khi mức giá của đô thị vẫn còn thấp khi so với các đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á.

Với yếu tố nới room cho người nước ngoài mua nhà, lợi ích ngay lập tức là giảm hàng tồn kho cho phân khúc cao cấp. Đồng thời nhanh chóng kéo thanh khoản quay trở lại với phân khúc đắt đỏ này.

2.2. Thu hút công dân ưu tú đa quốc gia

Phần lớn người nước ngoài đầu tư bất động sản ở quốc gia khác, sẽ hướng tới nhu cầu Second-home nhiều hơn. Một căn nhà thứ 2 để phục vụ cho nhu cầu công việc, nghỉ dưỡng, hưu trí hoặc khai thác cho thuê, tích lũy tài sản dài hơi.

Xu hướng second-home tại Việt Nam đang bắt đầu nở rộ

Ở khía cạnh này, Việt Nam được đánh giá rất cao tại khu vực khi có tốc độ du lịch phát triển tốt, nơi đến được đánh giá thân thiện, an toàn với người ngoại quốc và mức sống phù hợp.

Kèm theo đó là nền kinh tế trẻ đầy hấp dẫn, khi vốn ngoại không ngừng tăng trưởng trong 1 thập kỷ qua. Đồng thời thế mạnh về nhân công trẻ, hơn 80% dân số là dân số trẻ cũng là điều khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam.

2.3. Đón dòng đầu tư hậu virus Corona

Bất động sản Việt Nam đang trở nên hấp dẫn với người nước ngoài

Trong thời gian khủng hoảng Covid-19 vừa qua, số người nước ngoài quan tâm tới thị trường nhà ở Việt Nam tằng lên đáng kể. Phần đông trong số họ là người Việt đang định cư ở Mỹ, Châu Âu và đang có ý định về Việt Nam ở hưu.

Lý do của họ hiện tại, là Việt Nam đang dần trở thành nơi ở an toàn hơn. Chất lượng sống tốt, giá nhà đất còn rẻ và mức sống còn thấp là lợi thế khi về Việt Nam định cư.

Đi kèm đó, là một chính sách dài hơi khi thu hút nguồn vốn ngoại đổ vào thị trường. Các chủ đầu tư sẽ có thêm lựa chọn tiếp cận nguồn vốn làm dự án, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống – kinh tế xã hội trong tương lai.

3. Quan điểm không đồng ý “nới room” cho người nước ngoài mua nhà

Những quan điểm trái chiều khi bàn về chính sách nhà ở cho người nước ngoài

Ngoài những lợi thế khi “nới room” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Thì cũng có nhiều vấn đề ngược lại cần phải xem xét, vì những tác động để lại là rất lớn tới an ninh, xã hội,… Cùng điểm qua các lý do quan ngại ngay sau đây.

3.1. Yếu tố an ninh

An ninh là yếu tố quan trọng được tính tới đầu tiên khi cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Rất nhiều giao dịch mờ ám của người nước ngoài tại các khu vực nhạy cảm như Đà Nẵng, Khánh Hòa,… đã bị chính quyền phát hiện và dấy lên sự lo lắng về an ninh.

Điều đó cũng là cản trở lớn nhất, ảnh hưởng nhất đối với chính sách cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Những lo ngại về vấn đề bị thâu tóm về đất đai, mất cân bằng thị trường nhà ở,.. là những vấn đề chính vẫn phải thảo luận.

3.2. Ảnh hưởng đến xã hội

Nếu “nới room” cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, thị trường nhà ở khu trung tâm có khả năng sẽ vắng bóng các nhà đầu tư Việt.

Kèm theo đó, là lợi nhuận khủng khi làm sản phẩm bán cho người nước ngoài sẽ thu hút nhiều chủ đầu tư nhảy vào.

Đồng thời nguồn cung cao cấp, siêu cao cấp sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Còn phân khúc trung cấp, nhà ở giá rẻ sẽ bị lãng quên dù nhu cầu hiện tại là rất cao. Và điều đó, sẽ làm lệch pha cung – cầu nhà ở tại các đô thị lớn của Việt Nam, điều vốn đã rất nhức nhối trong nhiều năm qua.

Ở trên là các góc nhìn được tổng hợp từ vấn đề cho người nước ngoài mua nhà. Với bất kỳ góc nhìn nào, cũng có những lợi thế nhất định đáng suy xét để phù hợp với thị trường bất động sản hiện tại. Nhưng đi kèm, là các boăn khoăn lớn khi cởi mở hơn với vấn đề này và còn rất nhiều điều phải xem xét.

Nguồn: Rever