Thị trường bất động sản Bình Dương cuối năm 2021 – 2022 năm 2022 sẽ ra sao? Đây là câu hỏi lớn được nhiều chủ đầu tư, nhà đầu tư bất động sản đặt ra lúc này. Bởi trong tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến khó lường. Việc dự báo tình hình BĐS còn phụ thuộc khá lớn vào nỗ lực dập dịch của Nhà nước và toàn dân. Tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở để tin tưởng vào tương lai tươi sáng của BĐS Bình Dương.
Các chuyên gia bất động sản Bình Dương nhận định cuối năm 2021 – 2022, xu hướng giá bất động sản (BĐS) có thể tiếp tục tăng ở mức cao. Phần lớn do thủ tục đầu tư hậu dịch vẫn chưa được tháo gỡ triệt để trong khi lực cầu đang được duy trì và có chiều hướng tăng mạnh hơn.
Dự báo thị trường bất động sản Bình Dương cuối năm 2021 – 2022
Thị trường bất động sản Bình Dương sôi động trong năm 2021
Mặc dù phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19. Bình Dương vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong năm 2021. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt mức tăng 7.23%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8.23%. Đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng lên tới 47.2%. Thu hút FDI cao gấp 1.7 lần cùng kỳ năm ngoái và đạt 1.4 tỷ USD.
Thị trường BĐS Bình Dương năm 2021 cũng sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là tỉnh đạt tỷ lệ đô thị hóa lên tới 82%, xếp thứ nhất trên cả nước. Bình Dương cũng có tỷ lệ dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng dân số luôn ở mức cao. Đặc biệt trên toàn địa bàn tỉnh hiện có tới 31 khu công nghiệp. Với gần 1.2 triệu người lao động và hơn 50.000 chuyên gia. Tổng dân số đã đạt hơn 2.6 triệu người. Đây là những yếu tố khiến cho nhu cầu nhà ở tại Bình Dương ngày một tăng cao

Thêm nhiều hấp lực mới cho bất động sản Bình Dương năm 2022
Hạ tầng giao thông phát triển để làm đòn bẩy đột phá năm 2022
Bình Dương cũng đang chờ đón sự ra đời của hàng loạt các công trình hạ tầng trị giá nghìn tỷ. Tập trung tại các khu vực phía Bắc như Bến Cát, Tân Uyên, Thành phố Mới… Ở Bình Dương, do tình trạng sốt đất ở Thuận An và Dĩ An. Phân khúc đất nền dưới 1 tỷ gần như không còn. Điều này đã tạo ra làn sóng chuyển dịch đầu tư ở những khu vực xa hơn.
Một số các vùng như Bến Cát, Tân Uyên hay Bàu Bàng vẫn có sức hút lớn với các nhà đầu tư. Do nguồn cung còn khá dồi dào và mức giá hấp dẫn. Tại các khu vực này phân khúc mà nhà đầu tư nhắm tới nhiều nhất là đất nền từ 900 triệu tới 1.3 tỷ đồng.
Bình Dương tiếp tục khởi công nhiều dự án hạ tầng giao thông tạo đột phá và mang tính chủ lực. Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Dương sẽ triển khai nhiều dự án đường bộ, cao tốc, cầu vượt, hầm chui nội tỉnh cũng như liên tỉnh.
– Mở rộng tuyến đường DT743
Tuyến đường DT743 dài 19,5 km mở rộng từ 6 lên 8 làn xe. Điểm đầu tại ngã tư chợ Đình ( TP Thủ Dầu Một) đi qua TX. Tân Uyên, TP. Thuận An, TP. Dĩ An. Điểm cuối là Khu công nghiệp Sóng Thần (phần thuộc Quận Thủ Đức, TP. HCM).
– Tuyến đường vành đai 3
Tuyến đường vành đai 3 kết nối giao thông 4 tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh kéo dài 97,7 Km. Khi tuyến đường được hoàn thiện sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu thông, phát triển kinh tế của các tỉnh thành. Trong đó 3 địa phận Bình Dương có tuyến đường vành đai 3 đi qua là thành phố Thuận An và tp Dĩ An , TP Thủ Dầu Một sẽ tiếp tục phát triển thị trường nhà đất quanh trục đường vành đai.

– Cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Tổng chiều dài 69 km, gồm 6 – 8 làn xe. Tuyến đường này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp thúc đẩy liên kết vùng của TP HCM – Bình Dương – Bình Phước. Tuyến đường này hoàn thành tạo sữ bật mới cho Bất động sản phía bắc Bình Dương.
– Đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng
Tổng chiều dài tuyến đường là 47,35 km, tuyến đường này kết hợp với ĐT747, ĐT746, ĐT746B tạo nên hệ thống hạ tầng giao thông hoàn toàn mới cho sự phát triển của Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng. Đường tạo lực giúp cho BĐS quanh các tuyến đường tạo lực trở nên nhộn nhịp.
Đặc biệt, Thị xã Tân Uyên sẽ là điểm nóng mới BĐS Bình Dương năm 2022 với hàng loạt các công trình mới khác như vành đai 4, tuyến metro thành phố mới Bình Dương- Uyên Hưng-Tân Thành, metro Dĩ An-Tân Uyên, đường cao tốc TP.HCM – Lộc Ninh đi ngang qua Bắc Tân Uyên.
– Bình Dương sẽ có nhiều hầm chui, cầu vượt
Để có hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương đồng bộ, chóng ùn tắc giao thông, tạo cảnh quan đô thị . Tỉnh đưa ra giải pháp xây dựng hầm chui, cầu vượt. Trước mắt là cầu vượt tại nút giao thông tại ngã tư 550, ngã 6 An Phú. Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn sẽ thực hiện 6 cầu vượt, 6 hầm chui trên tuyến chính.
Giải quyết được vấn đề giao thông là yêu tố rất quan trọng để thu hút đầu tư và tiền đề phát triển BĐS khu vực.

Khu công nghiệp chất lượng cao ngày càng phát triển
Mệnh danh là “Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025, tăng cường quỹ đất cho phát triển KCN đón đầu làn sóng đầu tư mới.
Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chất lượng cao là mục tiêu trong thời gian tới của Bình Dương. Hiện tại quỹ đất công nghiệp tại các TP.Dĩ An, TP.Thuận An đã gần như cạn kiệt. Sự chuyển hướng quy hoạch các KCN đến Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng kéo theo sự phát triển của thị trường Bất động sản các khu vực này trong thời gian tới. Trong đó, quỹ đất để phát triển khu công nghiệp tại Bàu Bàng là 1.000ha, Bắc Tân Uyên là 215ha, thị xã Tân Uyên 1.630ha, thị xã Bến Cát 3.200ha và TP Thủ Dầu Một 765ha.
Toàn tỉnh hiện có 31 KCN với tổng diện tích 12.721ha, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2.965 dự án, bao gồm 2.309 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ USD và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Bình Dương chọn lựa vào các KCN tập trung.

Để ngành công nghiệp của tỉnh phát triển căn cơ theo hướng nhanh và bền vững, hiện tỉnh đang tập trung thực hiện đúng lộ trình xây dựng thành phố thông minh với các định hướng phát triển chủ yếu như thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường; đổi mới công nghệ hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung thu hút vào các KCN, cụm công nghiệp được quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch; nghiên cứu hình thành KCN – đô thị khoa học công nghệ; tiếp tục chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh, cho biết làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam và xu thế mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư trong KCN đang gia tăng, việc xây dựng các KCN chất lượng cao là cần thiết. Nhằm tạo chuỗi cung ứng thuận lợi cho các doanh nghiệp, mới đây Ban Quản lý các khu chế xuất – KCN – khu kinh tế các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương đã ký thỏa thuận hợp tác với Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, hình thành mạng lưới tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phục vụ các nhà đầu tư trong vùng.
Thoạt nhìn tưởng chừng sự phát triển của bất động sản không liên quan gì với sự phát triển của các khu công nghiệp. Nhưng, thực tế nhờ có sự phát triển của các khu công nghiệp mà thị trường BĐS trở nên sôi động. Số lượng chuyên gia, lao động đổ về Bình Dương càng ngày nhiều, nhu cầu đầu tư bất động sản và mua nhà sẽ tăng cao.

Bình Dương có tốc độ đô thị hóa cao thuộc top cả nước
Bình Dương là tỉnh thành đầu tiên cả nước có đến 3 thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I, thành phố Thuận An và Dĩ An là đô thị loại II . Bến Cát và Tân Uyên cũng được công nhận là đô thị loại III. Quá trình phát triền đô thị đi đôi với phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh và tỷ lệ dân số trẻ cao sẽ dẫn tới nhu cầu nhà ở thực tại Bình Dương rất cao. Trong đó phải đến các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài, lao động nhập cư.
Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước (82%)với 3 thành phố và 2 thị xã; sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Hiện tỉnh có 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 11.000ha, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam. Bình Dương đã và đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Chu kỳ phát triển của thị trường Bất động sản Bình Dương

Thị trường bất động sản cả nước nói chung và bất động sản Bình Dương nói riêng đều có chu kỳ: Phát triển – Đi Ngang – Suy thoái – Đóng băng – Phục Hồi – Phát triển trung bình một chu kỳ là khoảng 10 năm. Đỉnh phát triển gần nhất của BĐS Bình Dương là vào năm 2007 -2008 cơn sốt bất động sản nổi lên khi các kế hoạch phát triển dự án hạ tầng và đô thị tại Bình Dương được công bố và chính sách thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Thời điểm đó Việt Nam gia nhập WTO, Bình Dương thu hút vốn FDI và phát triển các khu công nghiệp. Theo chu kỳ này thì năm 2018-2019 sẽ là đỉnh tiếp theo của bất động sản Bình Dương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của 2đợt khủng hoảng năm 2009, 2013 và đại đại dịch Covid năm 2019 thì thị trường bất động sản Bình dương vẫn chưa đạt đỉnh (sẽ giữ giai đoạn phục hồi) và sẽ có sự chuyển dịch sang năm tiếp theo là năm 2022.
Dự báo thị trường bất động sản Bình Dương cuối năm 2021 – 2022
✔️Dự báo 1: Bình Dương vẫn là tâm điểm đầu tư Bất động sản
Những khu vực bất động sản tại Bình Dương được quan tâm nhiều nhất là Thành phố Thuận An, Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Dĩ An, Thị xã Tân Uyên, TX Bến Cát. Dự đoán sẽ không có sự thay đổi nhiều trong thời gian sắp tới. Đáng chú ý là sự nổi lên của thị trường Bất động sản Tân Uyên – và khu vực Thành phố Mới Bình Dương (phường Hoà Phú, Phú Tân – TP TDM).
Các nguồn tiền từ kênh tài chính sẽ đổ vào bất động sản. Thị trường bất động sản Bình Dương có thể đạt đỉnh khi đại dịch Covid được kiểm soát.
✔️Dự báo 2: Giá nhà đất tiếp tục tăng, không có dấu hiệu giảm.
Dự báo giá nhà đất Bình Dương năm 2022 sẽ tăng, mặt dù hiện tại giao dịch của thị trường đang tạm lắng nhưng có kiểm soát. Nếu dịch bệnh có thể kiểm soát được vào những tháng cuối năm 2021 thì đầu năm 2022 giá đất sẽ tăng ít nhất 10% -15% (đây là mức vốn dĩ đã tăng hằng năm trong liên tục 5 năm trước). Nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính tốt vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng để có thể mua các bất động sản chất lượng hoặc ở phân khúc cao hơn mà trước đây họ không có cơ hội tiếp cận.

Dự báo sự thay đổi này sẽ kéo dài 6 tháng và chia thành 3 giai đoạn
– Giai đoạn 1: Thị trường phục hồi, nhà đầu tư định vị thị trường, lựa chọn phân khúc Bđs đầu tư phù hợp
– Giai đoạn 2: Thị trường Bất động sản giao dịch sôi động trở lại, giá tăng 10% -15%, thậm chí cao hơn, do độ nén của thị trường giai đoạn dịch bệnh.
– Giai đoạn 3: Thị trường điều chỉnh giá, thiết lập mức giá mới cho các phân khúc đầu tư từ nhà phố, căn hộ, đất nền đến Bđs công nghiệp.
– Các chủ đầu tư dự án nhà ở, căn hộ tại Bình Dương sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, quy trình mua bán dự án để kịp tiến độ do công trình đã bị trì hoãn trước đó bởi nguyên nhân đại dịch.
– Nhu cầu thuê mặt bằng, văn phòng, bán lẻ kinh doanh sẽ phục hồi trở lại nhờ chính sách phục hồi kinh tế của BD tại các vùng xanh.
Mới đây Phó tổng Giám đốc tư vấn đầu tư của Dragon Cabal – Ông Lê Anh Tuấn cũng có dự báo tương tự. Ông cho rằng: Thị trường BĐS Việt Nam sẽ tăng mạnh như Trung Quốc 2008, nên khó mơ về một mức giá phù hợp”. Và “Kỳ vọng bất động sản có giá phù hợp là kỳ vọng vô lý. Bởi giá bất động sản hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục không rẻ so với bình quân của người lao động. Đấy là một tin vừa vui vừa buồn”.

✔️Dự báo 3: Phân khúc Bất động sản nào sẽ lên ngôi ở Bình Dương.
Bất động sản công nghiệp và nhà phố là hai phân khúc có nhiều tiềm năng sau đại dịch.
Riêng đối với phân khúc căn hộ có diện tích từ 40m2 – 60m2 và mức giá lớn hơn 20 tr/m2 (20-30) đối với phân khúc trung cấp và lớn hơn 30 tr/m2( 30-40) đối với phân khúc cao cấp sẽ giữ đà tăng trong năm 2022.